Trang Chính    Hình Ảnh    Bút Ký    Truyện Ngắn    Truyện Thật Ngắn    TG & Tác Phẩm    Thơ    Di Tích Lịch Sử và Danh Nhân    Đời Sống: Phong Tục & Khoa Học    Sân Khấu/Nghệ Thuật    Hộp Thư    Nhắn Tin    Tin Tức Thân Hữu    Tin Vui    Phân Ưu    SK và Gia Đình    Lá Lành Đùm Lá Rách    Vui Cười    Ẩm Thực/Gia Chánh    Trang Xuân    Cùng Tác Giả   


VĨNH BIỆT NGƯỜI EM VỪA NẰM XUỐNG:

DOROHIÊM, Đốc Sự Hành Chánh thời VNCH

DOHAMIDE


Anh em chúng tôi, DOHAMIDE và DOROHI ÊM, đã sanh ra và lớn lên tại một thôn ấp người Chăm theo tôn giáo Islam hệ Sunny Imam Shafi’y ,vốn là hậu duệ của Vương quốc Champa lưu vong từ miền Trung Việt Nam ngày nay, về định cư bên đất Campuchea và tại vùng Tây Nam đồng bằng sông Cửu Long, vào thời Vua Minh Mạng nhà Nguyễn áp dụng một chánh sách đối xử khắc nghiệt. Tại vùng đất mới, 7 làng Chăm đã được thành lập, trong đó, làng chúng tôi từ thời thuộc Pháp, lấy tên là làng "Katambong" tức "Koh Tabong" thuộc tỉnh Châu đốc,. Làng "Katambong" nay đã trở thành một ấp lấy tên là "Khánh Mỹ" thuộc xã Khánh Hoà, Huyện Châu Phú,Tỉnh An Giang.


"Do" là do từ "Abdo" và "Rohiêm" được vị Chánh lục bộ là người Việt thời thuộc Pháp ghi gộp lại là "Dorohiêm" thành tên khai sanh, được Dorohiêm kiên trì nhứt định sử dụng trong suốt cuộc đời hành chánh của mình, không thay đổi, mặc dầu nhà nước VNCH vào một thời điểm, đã có quy định Việt nam hoá tên họ như bản thân tôi, Dohamide trở thành "Đỗ hải Minh".


Dorohiêm còn được ông ngoại đặt cho tên Islam là "Ysa", nên trong sinh hoạt của đời thường trong thôn ấp Katambong, Dorohiêm thường được bà con người Chăm quen gọi là "Ysa".


Nhờ thân sinh là một trong 2 vị giáo 1àng trong 7 làng Chăm địa phương, Dorohiêm được lên Tỉnh học tiểu, trung học tại Châu đốc trước khi lên Saigon thi vào học Ban Đặc biệt vùng Cao Nguyên Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, nhưng tôt nghiệp vào thời điểm trên Cao nguyên Trung Phần dấy lên phong trào đấu tranh BAJARAKA và FULRO,Bộ Nội vụ /VNCH đã có biện pháp cô lập ngăn ngừa, đưa Dorohi êm và toàn khoá sinh viên săc tộc vừa tốt nghiệp, mới được nhập ngạch Tham sự hành chánh, ra trấn nhậm ở ải địa đầu miền Nam Việt Nam thuộc Huế, Thưa Thiên và Quảng trị.


Từ nhiệm sở ở quận Triệu Phong,tỉnh Quảng Trị, Dorohiêm với bút danh Chế Liêm đã sáng tác thơ văn và viết những bài sinh hoạt hát cải lương vào thời Hà Triều Hoa Phượng đăng tải trên nhựt báo Tiếng Dội của Trần Tấn Quốc ở Saigon. Đồng thời, Dorohiêm kêt hợp với đứa em kế là Amach Châu Hoàng Phương quy tụ thanh niên Chăm lập nên Đoàn văn nghệ Chàm Hoa Phương một thời nổi danh với những màn trình diển đặc săc về văn hoá Chăm Châu đốc trên Đài truyền hình Saigon.


Đạt điều kiện 5 năm thâm niên trong ngạch Tham sự Hành chánh, Dorohiêm được trở lại Saigon, theo học Ban Phổ thông (về sau đã chọn Ban Hành chánh) Học Viện Quốc Gia Hành chánh qua cuộc thi tuyển hàng năm, và khi tốt nghiệp, đã được bổ nhiệm vào ngạch Đóc sự Hành chánh với nhiệm sở mới là Bộ Phát Triển Sắc tộc, qua một số công tác chuyên ngành, chức vụ sau cùng là Giám đốc Nha Dân sinh,có đi tu nghiệp ngắn hạn tại Anh quốc, Đài Loan,Phi Luật Tân..


Gia đình sống tại khu xóm bình dân nghèo vùng gọi là Nancy, quận 2 Saigon, Dorohi êm đã dóng góp kết họp đồng bào Chăm Châu đốc hình thành và xây dựng trụ sở Hiệp Hội Chàm Hồi Giáo Việt Nam tạo đầu mối quan hệ và tham dự các hội nghị Islam quốc tế ở Malaysia và A Rạp Sau Đi.


Việc Hiệp Hội Chàm Hồi Giáo Việt Nam cấp”Chứng chỉ sắc tộc Chàm” chính là do sáng kiến nguyên khởi của Dorohiêm sau khi quan hệ với Bộ Quốc Phòng/VNCH để thanh niên Chăm xuất trình với cảnh sát trong các buổi kiểm tra gia đình rất thường xảy ra vào thời điểm này. Việc cấp Chứng chỉ này về sau đã được Dorohiêm trình ông Tổng TRưởng Bộ Phát triển Sắc tộc chấp thuận cho Bộ cấp chứng chỉ chung cho các sắc tộc thiểu số.


image001.jpg
Từ trái Dorohiêm (cầm micro) bs Cổn và Đỗ Hãi Minh (ngồi) ngày 29-9-2018


Bản tánh bộc trực, thường thây sao nói vậy trong giao dịch, đôi khi bị măng vôn là có phần thiếu tế nhị, Dorohiêm còn được bạn bè QGHC gọi tên là DORO, được phân công thực hiện các cuộc tiếp xúc nghiên cứu thực địa còn được gọi là “điền dã” và những cuộc tra tìm tài liệu (desk studies)để thực hiện ấn hành hai tập sách để đời do 2 anh em đứng tên là:

 

-          Dân tộc Chàm lược sử” được xuất bản ở Saigon năm 1965, đã được 2 lần tái bản ở Hoa kỳ do nhu cầu của giới trẻ Chăm đang trên đà hội nhập vào xã hội bao quanh của dòng chính, cùng thức tỉnh nhận diện căn sắc tính dân tộc Chàm của mình

-          Bangsa Champa: Tìm về với một cội nguôn cách xa” do  SEACAEF, VIET FOUNDATION và Hội Khoa học Kỹ thuật bảo trợ tai Nam California, Hoa Kỳ năm 2005. Tập sách biên khảo này được tổ chức ra mắt tại hôi trường nhựt báo “Người Việt” ở đường Moran, Little Saigon, ngày 8/1/2005 dưới quyền bảo trợ và điều phối của Bác sĩ Phạm gia Cổn, khách mời phát biểu gồm có sử gia Trần Gia Phụng, Tiến sĩ hoá học Mai Thanh Truyết,…Về khách tham dự ngồi bên trái,có một vài bậc trưởng thượng người Việt mặc quốc phục khăn đống áo dài sắc màu rực rỡ, đứng đầu là Giáo sư Dương ngọc Sum trong khi bên trái, nổi bật có ông Dương Tấn Sở, mặc y phục Chăm đầu chít khăn cổ truyền, chạy lên chạy xuống bắt tay chào mừng từng khách phát biểu.

-          Trong khung một sân khấu hoành tráng có hinh một ngọn tháp Chăm uy nghi cổ truyền, buổi ra mắt sách Bangsa có phần trình diễn văn nghệ, phân công cho hai điều phối viên tức MC: 1) Bác sĩ Nha khoa Lê Hoàng Quỳnh Châu đảm trách các mục Việt; 2) Dorohiêm đảm trách xuất sắc các mục Chăm, giữa tiếng hoan hô vang dậy cả hội trường. Hội trường có sức chứa 300 người ngồi chật hết cả, một số thanh niên Chăm đã phải cùng nhau ra ngồi ở phòng kế cận.


Một công trình biên khảo của hai anh em còn dở dang dự định lấy tên là “Người Chăm Châu đốc” nội dung đi sâu vào tập tục truyền thống người Chăm Châu đốc.


Vào sáng 3/1/2019, Dorohiêm đã bị đột quỵ tại nhà ở Anaheim,Nam California, dược chở vào bệnh viện cấp cứu nhưng không kịp và đã qua đời. Vì thời gian cấp bách, gia đình con cái không kịp phổ biến Cáo Phó như thường lệ mà chỉ có Thông báo của người bạn thân là Bác sỉ Phạm Gia Cổn,Chưởng môn Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc và đầu mối thông tin của đại đình QGHC là Nguyễn văn Sáu. Thi hài Dorohiêm đã được quàn tại Nhà quàn Thiên môn, Anaheim,tạo điều kiện cho bạn bè thân hửu đến thăm viếng lần cuối vào ngày 4/1/2019.


Quan tài Dorohiêm đã được chuyển về quê mẹ ở Katambong để được chôn cất tại nghỉa trang Thánh đường Amman và cầu nguyện tập thể theo lễ táng Islam truyền thống.


49913087_603465883446570_3518466779733032960_n.jpg

Thánh Đường Amman tại Katambong An Giang VN


image001.jpg
Bà con xóm làng bao quanh thi hài vừa lấy ra từ quan tài bên Mỹ chuyển về


49742773_2435180976719703_736002578143248384_n.jpg

Hạ Nguyệt


49794557_281247819233051_7675145835427921920_n.jpg

Gia đình tiễn đưa lần cuối


Vỉnh biệt người em vừa nằm xuống và trong Đức tin Islam, trên cương vị là người anh, tôi xin cầu nguyện Allah, Đức Tạo Hoá Tối Thượng, qua thành tâm và các đóng góp kê trên, ban cho Dorohi êm dồi dào Ân Phước ở Đời Sau cho đến Ngày Phán Xử cuối cùng được quy định.


Xin cám ơn tất cả.


Wassalam,


DOHAMIDE