Tưng bừng khai trương tại Raleigh, N. Carolina:

 

THƯƠNG XÁ AN CHÂU

 

Vài nét về Thương Xá AN CHÂU:  

 

     Từ 7 giờ tối ngày 16/6/2007, quan khách tham dự lễ khai trương đã hiện diện khá đông. Nhiều người đứng ngắm tấm biển Thương Xá AN CHÂU nổi bậc trên nền xanh chữ trắng trang nhã, chiếm trọn chiều dài bên trên mặt tiền, nhìn ra lối vào của một bãi đậu xe thênh thang, an toàn. Nhiều người khác đang thăm viếng các cửa hiệu đã bày biện rất mỹ thuật các mặt hàng đa dạng.

 

     Thương Xá AN CHÂU là một phần của một Trung Tâm Thương Mại rộng lớn gồm hàng trăm cửa hiệu nằm trên một địa điểm hết sức thuận lợi tại ngã tư Capital Boulevard và Brentwood Road của thủ phủ Raleigh. Thương Xá gồm trên 10 cửa hiệu đáp ứng tương đối đầy đủ các nhu cầu thiết thực của trên 5 ngàn người Việt sinh sống trong vùng này. 

Lễ khai mạc:

 

           Thầy Trần Văn Ngà đến từ Sacramento, CA làm MC cho buổi lễ. Đúng 8 giờ, MC mời ông Nguyễn Văn Dũng, cựu chủ tịch cộng đồng thay mặt đương kim chủ tịch bận việc ngõ lời chào mừng 200 quan khách và giới thiệu quá trình hình thành Thương Xá AN CHÂU và các cửa hiệu. Về dịch vụ thì có Hội Thương mại Người Việt, Công ty Tài trợ Địa ốc, R&C Nail Supply, T&V Wireless, Kim Thư Gifts Center, Minh Tâm Video… Về thực phẩm thì có An Châu Supermarket, Phở Thủ Đô, Vân Cà Phê, Lò Bánh mì ….Ông Dũng cũng giới thiệu các khuôn mặt nổi bậc và thành phần dân chúng đến tham dự. Cụ Nguyễn Vinh 80 tuổi là một nhà hoạt động xã hội không mệt mõi trên 30 năm qua, đại diện cộng đồng. Ông bà Võ Văn Hiền, cựu Thiếu tá QLVNCH, từng là Quận Trưởng Quận Châu Thành và Tịnh Biên. Ông Nguyễn Sương, giáo sư, ông Hiển là nhà từ thiện và là chủ nhiệm tuần báo Phụ Nữ Việt Nam, ông bà Nguyễn Phi Dũng, nhà đầu tư địa ốc; các bác sĩ Nguyễn Đại Tường,  Diễm và Minh, nhà thiết kế Tuấn Anh, các hội viên Hội Cứu Người Biển Đông, nhiều thành viên của Cộng Đồng Người Việt North Carolina và đông đảo đồng hương Châu Đốc tại địa phương....

     Quan khách đến từ các tiểu bang khác là cựu đại tá tỉnh trưởng Châu Đốc Nguyễn Đăng Phương và gia đình đến từ Virginia. Cùng đến từ Virginia là ông bà bác sĩ Phó Ngọc Văn. Đến từ California là vị cựu Thẩm phán Châu Đốc Nguyễn Văn Đệ và phu nhân Lê Thị Hiền. Cô Lê thị Hiền và thầy Phan Văn Lượm (hạt Charlotte) là cựu giáo sư trường Thủ Khoa Nghĩa, thầy cũ của Tạ Văn Siêu. Đến từ Maryland có đại diện Hội Thân Hữu Châu Đốc vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn Phạm Tấn Phước và 4 thành viên. Đại diện webside www.thatsonchaudoc.com Phạm Đoàn Đông đến từ Massessuchet. Nhiều đồng hương Châu Đốc, các bạn bè và nhiều bạn tù của Tạ Văn Siêu đến từ các tiểu bang Georgia, Florida, Texas…

 

 

 

  

Anh Siêu nhận quà của quan khách

(Thầy Trần Văn Ngà làm MC)   

 

 

 

Quí thầy cô và thân hữu Châu Đốc từ các tiểu bang về tham dự

   

 

 

      Đại tá Phương được mời phát biểu cảm tưởng. Ông nói về người chiến hữu tận tụy Tạ Văn Siêu trong nhiệm vụ Trưởng Đoàn Văn Nghệ Tiểu khu Châu Đốc. Sau tháng 4/75, như mọi sĩ quan khác, Siêu vào tù CS dài hạn. Từ ngày đó, cuộc đời anh là một chuổi những thống khổ. Thống khổ qua 4 năm trong trại tù cộng sản, thống khổ phải sống chui sống nhủi sau khi vượt ngục năm1979, thống khổ suốt hàng chục ngày vượt biên chờ chết trên biển cả năm 1980 và hai năm trong trại ty. nạn, thống khổ làm các việc sống qua ngày hết ở Mỹ đến Canada bốn năm 82-86.

       Có một thời về tiểu bang Virginia anh hăng hái làm một lúc nhiều việc như câu ca dao:

       “Anh về bắt ốc hái rau,

       Xe tơ dệt vải làm giàu cho coi”

Sau ba năm , anh “ngộ” ra rằng ở Mỹ mà dệt vải, xe tơ, hái rau, bắt ốc bằng... chân tay thì dù lao động vinh quang vẫn cứ đói rách! Cuối cùng, năm 1989, anh trôi dạt về tiểu bang Louisana. Tại đây Tạ Văn Siêu gặp Trần Thị Thanh Vân và kết làm bạn đời.

       Tuy thuận vợ thuận chồng nhưng cuộc sống vẫn không khấm khá gì hơn. Năm 1995, hai vợ chồng quyết định từ bỏ vùng biển không phải là đất lành chim đậu, dời về Raleigh. Tại đây, Siêu và Vân chọn một nghề mới mẻ nhưng thiết thực đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người không phân biệt giàu nghèo: mở tiệm phở. Sau nhiều năm đông khách, họ tạo được vốn, họ mở thêm một cửa hiệu cũng dành cho mọi người, không phân biệt chủng tộc: tiệm thực phẩm, tạp hóa. Người vợ thì năng động trông coi hai tiệm. Người chồng thì năng nổ lái xe bổ hàng trên phố Tầu New York, với trên 10 tiếng lái đi và 10 tiếng lái về. Suốt  mười hai năm như vậy, đêm nay vợ chồng Tạ Văn Siêu rất xứng đáng được hưởng thành quả. Sự thành công của vợ chồng anh tuy đến sau vô số thành công của người dân Châu Đốc trên khắp thế giới nhưng vẫn là niềm hãnh diện của người Việt tị nạn cộng sản nói chung và người dân Châu Đốc nói riêng. Vị cựu Tiểu khu trưởng tỏ ra rất vinh dự được đại diện tất cả quan khách ngõ lời chúc mừng sự thành công của người chiến hữu cũ của mình. Ông cầu chúc anh chị Tạ Văn Siêu tiếp tục đạt những thành công mới. 

      Tiếp lời đại tá Phương là phát biểu của giáo sư Lê Thị Hiền. Cô nói về đứa học trò rất nghèo khó nhưng lại rất kiên trì vượt mọi khó khăn đeo đuổi việc học.  Và đến cuối năm đệ tam trò Tạ Văn Siêu đạt danh hiệu học sinh xuất sắc toàn trường. Vì vậy cô không ngạc nhiên trước thành quả ngày hôm nay. Đó là… lẽ đương nhiên. Điều cô vui mừng nhất là dù thành công vượt bực ở xứ người, Tạ Văn Siêu luôn luôn vẫn là người khiêm tốn, hòa nhã và biết cảm thông với mọi đồng hương gặp phải khó khăn.

        Anh Siêu đáp lời, cám ơn lòng ưu ái của tất cả quan khách dành cho vợ chồng anh. Anh đặc biệt cám ơn đại tá Phương, quý vị thầy cô, các ân nhân, các thân hữu, các bạn tù đã không quản ngại xa xôi về chia vui cùng vợ chồng anh. Anh chân thành bày tỏ rằng sự thành công của vợ chồng anh gắn liền với mọi sự giúp đỡ của các ân nhân. Do thấu hiểu nỗi cơ cực của cuộc đời đi làm mướn, anh chị tâm niệm sẽ luôn luôn cố gắng tạo cơ hội để những người đồng hương thiếu may mắn khác có cơ hội làm chủ công ăn việc làm của mình. Anh cho rằng khi vợ chồng anh giúp người khác được hạnh phúc thì chính anh chị mới thật sự hạnh phúc.  Kết lời, anh nhân danh Thương Xá An Châu kính mời quan khách thưởng thức các món ăn do đầu bếp danh tiếng vùng Raleigh đảm trách.

 

Dạ tiệc:

 

     Trong khi mọi người ăn uống ngon lành, hai ban nhạc cùng các ca sĩ địa phương và phương xa luân phiên trình diễn các bản nhạc mọi người ưa thích. Riêng ban nhạc thiếu nhi The Little Rock được hoan hô nhiệt liệt qua nghệ thuật trình diễn tuyệt vời cùng với nhịp trống thần sầu của tay trống 11 tuổi. Đặc biệt chủ nhân Tạ Văn Siêu lại có dịp cống hiến bà con ngón đờn mandoline dòn dã, ngọt liệm của anh. Được biết, ngoài giờ bận rộn lo cho thương xá thành hình, suốt một năm, vào ban đêm, đêm nào Tạ văn Siêu cũng ôm cây mandoline khổ luyện bản nhạc lừng danh quốc tế The Fly of Bumblebee soạn riêng cho violon để trình diễn riêng trong dịp trọng đại này. Và quả thật mọi người đã say sưa theo dõi ngón đờn điêu luyện của anh và có lúc tưởng chừng như đang nghe âm vang rầm rù, huyên náo của một đàn ong bất ngờ vỡ tổ.

         Buổi lễ khai trương Thương Xá AN CHÂU chấm dứt bằng chương trình khiêu vũ kéo dài từ 11 giờ đêm đến quá nửa khuya mà chưa ai muốn chia tay.

 

Anh Tạ Văn Siêu với cây đàn mandoline

 

Tay trống điêu luyện 11 tuổi của ban nhạc thiếu nhi

The Little Rock

    

Tương lai của Thương Xá AN CHÂU:

 

     Theo một thống kê gần đây của nguyệt san National Geographic, một trong mười bãi biển đẹp nhất của Hoa Kỳ là Ocracoke Island thuộc tiểu bang North Carolina. Riêng thủ phủ Raleigh của tiểu bang này thì lại được các báo thương mại ,tài chánh Hoa Kỳ chọn là chiếm nhiều cái nhất hơn mọi thủ phủ của các tiểu bang khác. Đây là vài cái nhất (cũng được tính hạng từ 1 đến 10 so với toàn nước Mỹ):

-     Có trường đại học nổi danh nhất.

-         Sẵn nhiều cơ hội làm ăn ngon lành nhất

-         Dễ tìm công việc thích hợp nhất.

-         Nơi tuyệt nhất cho toàn gia đình cư trú.

-         Chốn tốt nhất cho những người độc thân

-         Thủ phủ lý tưởng nhất để ….tái tạo cuộc đời.

      Như một nhà tiên tri, mười năm  trước khi thống kê này được phổ biến, vợ chồng Tạ Văn Siêu đã chọn đúng địa điểm để …tái tạo cuộc đời. Kết hợp với những cái “nhất” còn lại của Raleigh, từ một tiệm phở khiêm tốn đã dần dần biến thành một thương xá khang trang.

      Chúng tôi tin rằng, với những thuận lợi về thiên thời-địa lợi-nhân hòa, Thương Xá AN CHÂU chắc chắn sẽ mở rộng hơn nữa trong tương lai không xa.

Người Việt mình có dịp nghỉ hè hay đi ngang qua North Carolina nhớ ghé Thương Xá AN CHÂU ủng hộ người mình.

Bà con Châu Đốc chắc chắn là sẽ không quên ủng hộ phe nhà.

 

Vũ Thất

19/6/2007