Trang Chính    H́nh Ảnh    Hộp Thư    Truyệnt Thật Ngắn    Bút Kư    Thơ    Truyệnt Ngắn    Góp Nhặt    Sức khỏe và Gia Đ́nh    Tin Vui   
Cùng Tác Giả   

 

MIẾNG TRẦU

 

Khiêm Cung

 

Cũng như người Việt Nam, người Đài Loan vẫn giữ tục lệ ăn trầu. Dọc đường có những quán trầu, lắp cửa kiếng, mang bảng hiệu. V́ cạnh tranh mua bán, mấy cô bán trầu ở trong các quán thường trang điểm xinh xắn, một số mặc hở hang. Có quán ghi ở bên ngoài hàng chữ câu khách: “Tại đây có gái đẹp”.

 

Tuy tiêu thụ trầu nhiều như vậy, nhưng người Đài Loan chỉ coi đó là một món ăn chơi, “ăn trầu nhả bă, hút thuốc bỏ tàn”, đối với họ, lá trầu không mang một ư nghĩa ǵ đặc biệt như người Việt Nam ta, coi trầu là đáng quư, mang một tính chất nghi lễ hoặc xă giao:

Miếng trầu là đầu câu chuyện.

Ngày xưa khách đến nhà, phải mời khách ăn trầu:

Con quạ nó đứng đầu cầu,

Nó kêu bớ má têm trầu khách ăn.

Đám giỗ luôn có một dĩa trầu gồm có ba lá têm vôi màu đỏ hoặc màu trắng, trên có cau tươi hoặc cau khô và mấy cục thuốc xỉa.

Trầu và tiêu đều là loại dây leo, lá có h́nh tích giống nhau, bầu ở phần cuống và nhọn ở chót lá. Người ta ví trầu như là nhà gia giáo, khác với tiêu là vật tầm thường. Theo quan niệm xưa, xướng ca là vô loại.

Mẹ giận lắm, từ bỏ đứa con đi theo gánh hát bội, c̣n gọi là hát bộ, v́ diễn viên vừa hát vừa ra điệu bộ:

Trồng trầu trồng lộn với tiêu,

Con theo hát bội mẹ liều con hư.

Trầu là một món lễ vật không thể thiếu trong đám cưới, một miếng trầu héo, một chung rượu lạt cũng đủ rồi.

                                    Trầu vàng ăn với cau dầy

                                    Tao nghe má nói gả mầy cho tao.

Trầu màu xanh là thông thường, có loại trầu màu vàng đẹp hơn. Cau dầy là loại cau già, người ta phải xắt nó ra, đem luộc cho bớt chát, rồi phơi khô. Trước khi ăn với trầu, cau khô được đem ngâm lại trong nước cho mềm. Con trai, con gái ở thôn quê ngày xưa hay gọi nhau mầy tao cho thân mật, thậm chí chồng cũng gọi vợ là mầy.

Người con gái đă Tiếc sự biết nhau quá muộn, trách người con trai đă không mang trầu đến xin cưới sớm:

                                    Năm tiền một mớ trầu cay

Sao anh chẳng hỏi những ngày c̣n xanh

Bây giờ em đă có chồng

Như chim vào lồng như cá cắn câu

Cá cắn câu biết đâu mà gỡ

Chim vào lồng biết thuở nào ra.

.

Trầu cau đám cưới phải lành lặn, tốt tươi để chúc vợ chồng mới trọn đời hạnh phúc, đặt trong một cái quả phủ vải đỏ. Ở Nam bộ, ngày xưa trầu cau đám cưới đặt trong một cái mâm trầu, tức là một cái mâm thau có chân, đậy vải đỏ, trên có một cái nắp làm bằng giấy bồi, gọi là búp sen, cao như cái lồng màu đỏ, gắn chữ song hỷ, búp sen màu hồng, cành  và lá sen màu xanh, trông thật đẹp mắt. Lễ giở mâm trầu tại nhà đàng gái rất trịnh trọng. Mâm trầu đặt ở giữa, trước bàn thờ gia tiên, cô dâu chú rể ngồi đối diện ở hai bên mâm trầu, trước mặt mỗi người là một cái dĩa quả tử lớn. Người ta lấy vải hay chiếu che chắn không cho người ngoài, chẳng có phận sự, nh́n vào buổi lễ. Mâm trầu giở ra. Cô dâu chú rể, mỗi người lấy trầu cau để vào dĩa quả tử của ḿnh, giống như trong đám cưới của người phương tây có nghi thức cắt bánh cưới để chia ngọt sẻ bùi. Trầu cau này để cúng gia tiên và mời bà con dùng lấy thảo. Có người tin dị đoan cho rằng cô dâu hoặc chú rể, người nào lấy được trầu cau nhiều th́ cầm quyền người kia.

Sống xa quê hương, nhưng thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay ở những nước không có trầu cau thật, vẫn muốn giữ truyền thống tốt đẹp của ông cha, đă mua trầu cau giả, làm bằng rau câu, h́nh thức và màu sắc rất giống trầu cau thật, để làm lễ phẩm đám cưới.

 

Ngày xưa, muốn tiến đến hôn nhân phải trải qua sáu lễ, gọi là lục lễ, trong đó lễ cưới là lễ cuối cùng.

Người con trai phải dày công lắm mới cưới được vợ. Nhiều người phải ở rể, sống bên nhà vợ để làm đủ thứ tạp dịch. Thiếu chi người “làm rể cố công mà không đặng vợ”, bị bên vợ sau rốt chê, không gả con cho. Trong đám cưới, chú rể phải lạy “nhứt bộ nhứt bái”, giống như học tṛ lễ, bước tới xá một cái, rồi bước lui, lạy xuống một lạy, tỳ tay trên đầu gối đứng lên... Vất vả ơi là vất vả !

 

Nhưng người con trai đâu có khổ bằng người con gái trong chế độ phong kiến.

Mới sanh ra đă bị xem là “nữ sanh ngoại tộc”, người con gái không phải là người trong họ, v́ người đó sau nầy đi lấy chồng trở thành người của nhà chồng, đương nhiên phải để tang cho ông bà, cha mẹ chồng, c̣n cha mẹ ḿnh qua đời, người phụ nữ phải xin phép gia đ́nh bên chồng để về thọ tang cha mẹ ruột. Người con gái “khuê môn bất xuất”, không được đi ra khỏi nhà, cha mẹ sợ con gái học hành biết chữ sẽ viết thư cho trai, cũng sợ con gái đi ra ngoài dễ bị cám dỗ, có chữa hoang.

Khi lập gia đ́nh, người phụ nữ phải theo khuôn mẫu “xuất giá ṭng phu, phu tử ṭng tử”, có nghĩa là lấy chồng phải theo chồng, chồng chết th́ theo con để thay chồng nuôi dạy chúng nó. Chữ ṭng trong vế xuất giá ṭng phu c̣n đồng nghĩa với phục tùng, tùy thuộc chồng, chồng bảo ǵ phải nghe nấy, giống như câu “phu xướng phụ tùy”.

Người chồng có quyền hành quá rộng răi trong việc bỏ vợ. Có từ “để vợ” nghĩa là bỏ vợ không cần đưa ra ṭa, khác với thôi vợ theo phán quyết của ṭa gọi là ly dị. Người chồng có quyền làm tờ để để bỏ vợ, nếu người vợ phạm một trong bảy lỗi gọi là “thất xuất” sau đây: không có con (nói dơi), dâm đảng, không chịu hầu nuôi cha mẹ chồng, lắm điều, trộm cắp, ghen tuông, có bệnh tật ghê gớm (như phong cùi...). Nhưng có ba trường hợp sau đây, người chồng không có quyền để vợ: người vợ đă để tang của nhà chồng ba năm hoặc lúc hai người lấy nhau th́ nghèo, bây giờ trở nên giàu có, hoặc khi lấy nhau có người chủ hôn đứng gả, bây giờ không c̣n thân thuộc nào để nương tựa.

Chế độ đa thê cho quyền người đàn ông có nhiều vợ, thương vợ nhỏ bỏ bê vợ lớn,  người vợ chỉ c̣n biết than thở:

                        Trồng trầu th́ phải khai mương,

Làm trai hai vợ phải thương cho đồng.

 

Chàng ơi phụ thiếp làm chi,

Thiếp là cơm nguội để khi đói ḷng.

Chế độ Pháp thuộc cho phép đàn ông có hai người vợ chánh thức, hôn thú bậc nhất và hôn thú bậc hai. Măi đến thời Đệ Nhất Cộng Ḥa, luật gia đ́nh được sửa đổi, băi bỏ chế độ đa thê, chỉ có một vợ một chồng. Những hôn thú bậc hai đă lập trước vẫn c̣n tiếp tục có hiệu lực.

 

V́ vậy, ngày xưa đám cưới linh đ́nh không có nghĩa hoàn toàn do tôn trọng cô dâu mà cốt để đẹp mặt nở mày hai họ, nhứt là đàng gái vinh hạnh được mọi người thấy ḿnh biết nuôi dạy con cho đến khi gả nó đi lấy chồng.

 

Đến đây có lẽ chúng ta nên trở lại câu chuyện trầu cau và đám cưới, nói một chút về các cô gái Việt lấy chồng Đài Loan. Đây là một vài cảm xúc hoàn toàn riêng tư của người viết, không một chút ư hướng chánh trị.

Nghe nói đám cưới không có trầu cau, mà chỉ có đô la. Hoặc v́ ư hướng vọng ngoại, mong sống ở nước ngoài sung sướng hoặc v́ muốn cứu giúp gia đ́nh đang gặp hoàn cảnh khốn khó, các cô độ tuổi trên dưới 20 ưng lấy những ông chồng tuổi đáng cha ông ḿnh. Có một vài cô được may mắn, hạnh phúc, nhưng đa số gặp nhiều bất hạnh, bị cưới về cho một thằng chồng cùi đui, sứt mẻ, hoặc cưới về để nô lệ t́nh dục cho bao nhiêu gă đàn ông từ già đến trẻ trong gia đ́nh, hoặc bị cưởng ép đi khách hoặc làm lao động cực nhọc như trâu cày ngựa cỡi... Đổi lại th́ gia đ́nh mỗi cô nhận được ǵ ? Sau khi bị bọn môi giới chặn đầu chặn đuôi, gia đ́nh mỗi cô chỉ c̣n nhận được khoảng năm trăm Mỹ kim, thật là không tương xứng. Một sự bóc lột tàn nhẫn vô cùng !

 

Nh́n chung từ hồi nào đến giờ, người phụ nữ Việt Nam hầu hết gặp nhiều bất công và bất hạnh. Họ là những người đáng được vinh danh về đức tính kiên nhẫn chịu đựng và ḷng hy sinh cao cả cho gia đ́nh.

 

                                                                                                Sydney, tháng 01/2008