Trang Chính      H́nh Ảnh      Hộp Thư      Truyệnt Thật Ngắn      Bút Kư      Thơ     Truyệnt Ngắn     Góp Nhặt     Sức khỏe và Gia Đ́nh     Gia Chánh     Phân Ưu     Tin Vui     Tin Tức     Trở lại trang trước     

CÂU CHUYỆN NHÂN QUẢ CỦA NHẠC PHI

 

Khiêm Cung

 

Truyện Nhạc Phi là loại sử truyện Trung Hoa đề cao tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm. Nhân vật chánh trong truyện là vị anh hùng dân tộc Nhạc Phi, đời nhà Tống. Người Trung Hoa đă lập miếu và tạc tượng tôn thờ Nhạc Phi ngang hàng với Khổng Phu Tử. Trái lại ai cũng oán ghét Tần Cối, một đại gian thần, bán nước cầu vinh, luôn luôn mưu hại Nhạc Phi.

 

Thời các vua Huy Tông, Khâm Tông, Cao Tông  nhà Tống, triều đ́nh đốn mạt,  quần thần thối nát, cúi đầu chịu sự thống trị của nước Kim ở phương Bắc, để chúng bắt cả hai vua Tống là Huy Tông và Khâm Tông đem về giam cầm ở dưới một cái giếng cạn, vùng sa mạc nước Kim. Dân chúng toan nổi dậy chống xâm lăng th́ bị triều đ́nh đàn áp thẳng tay. Đất nước đầy dẫy những sơn vương, thảo khấu xưng hùng xưng bá.

 

Nhạc Phi đă đứng ra tập họp quần chúng, thu phục nhân tài, lănh đạo cuộc kháng chiến đánh cho quân Kim thất bại nặng nề.

 

Thấy Nhạc Phi rất có tài và được dân chúng hết sức ngưỡng mộ, Tần Cối ganh tị và sợ Nhạc Phi được vua Cao Tông ân sủng, t́m đủ mọi cách ngăn bước tiến và hăm hại Nhạc Phi.

 

Nhạc Phi là con trai duy nhứt của Viên ngoại Nhạc Ḥa và Bà Diêu An Nhân, ở Tương Châu, huyện Thang Âm, làng Vĩnh Ḥa, xóm Hiếu Đễ. Lúc mới sanh ra được mấy ngày th́ bị lũ lụt. Ông Bà Viên ngọai đặt con vào trong một cái chum, bềnh bồng trên sóng nước. Đuối sức, Nhạc Ḥa mới trối trăn với vợ ở lại ráng nuôi dạy con, rồi ông vuột tay khỏi miệng chum, ch́m dưới đáy nước. Trong lúc nổi trôi, Nhạc Phi được bầy chim oanh bay lượn bên trên che chở.

 

Khi mưa băo đă tạnh, Bà An Nhân và Nhạc Phi đă trôi giạt đến làng Kỳ Lân, xứ Hà Bắc, cách kinh thành chừng ba mươi dặm, được gia đ́nh một Viên ngoại khác, họ Vương tên Minh , vợ là Hà Thị  tên  Viện Quân cứu vớt và nuôi nấng.

 

Lên bảy tuổi Nhạc Phi được Châu Đồng, một bậc nhân tài xuất chúng, truyền dạy cả văn lẫn vơ và thu nhận làm con nuôi.

 

Đến năm mười sáu tuổi Nhạc Phi đă đính hôn, rồi sau đó làm lễ cưới với Lư tiểu thư, con quan Tri huyện Lư Xuân. Vợ chồng có đông con, có trai có gái, trong đó người con trai đầu ḷng là Nhạc Vân, vơ nghệ thật cao cường, rất hào hiệp, giống y như Nhạc Phi. Nhạc Vân đă là tùy tướng của nguyên soái Nhạc Phi, chống lại quân Kim xâm lược để bảo vệ đất nước và đă lập nhiều chiến công hiển hách.

 

C̣n Tần Cối tự là Hội Chi, người Giang Ninh, năm Chính Ḥa thứ năm (1115) đậu tiến sĩ, là người có văn tài, nhưng không có đức. Tần cối được triều đ́nh nhà Tống tin dùng, cữ giữ nhiều chức vụ trọng yếu.

Khi Nhị đế nhà Tống bị bắt đày qua nước Kim, một số cận thần, trong đó có Tần Cối, đi theo pḥ tá. Những cận thần nhà Tống này không quy lụy vua nước Kim đều bị giết hại, chỉ trừ Tần Cối biết ḷn lách nên c̣n sống sót, ở ẩn trong rừng núi nước Kim, vợ của Tần Cối là Vương Thị kiếm củi bán lấy tiền để vợ chồng sống qua ngày.

 

Nói về phương Bắc, vua nước Kim là Ô Cốt Đạt cho con trai là hoàng tử Ngột Truật mấy phen xâm lược đất Trung Nguyên của  nhà Tống đều thất bại trước sự chống trả anh dũng của quân binh do Nguyên soái Nhạc Phi thống lănh. Ngột Truật mới móc nối, đưa Tần Cối trở về Tống, sử dụng y làm nội ứng và làm cho nội bộ nước Tống xáo xào.

 

Trong khi những người trung quân ái quốc xông pha trận mạc để bảo vệ giang sơn th́ Tần Cối, với tư cách Lễ Bộ Thượng Thư, chủ trương cắt đất dâng cho quân Kim để cầu ḥa. C̣n Vương Thị cũng rất nham hiểm, nhân cơ hội Tần Cối đi vắng, đă đem bỏ thuốc độc vào ba trăm hũ ngự tửu của vua đưa qua Bộ Lễ niêm phong để ban thưởng cho Nhạc Phi và quân sĩ. Cũng may là phe của Nhạc Phi phát giác kịp thời. Vương Thị cũng là một tay cố vấn đắc lực, đưa ra nhiều mưu sâu kế độc choTần Cối.

 

Ở Châu Tiên trấn quân Kim thua chạy không c̣n một manh giáp. Nhạc Phi đang đóng binh ở Cao Sơn Lănh, lo điều dưỡng binh mă, chuẩn bị sẵn sang để đánh thẳng qua Huỳnh Long Phủ giải cứu và rước Nhị Đế về.

 

Ngột Truật cho người gặp riêng Tần Cối lúc bấy giờ đang làm Tể Tướng, yêu cầu t́m cách hăm hại Nhạc Phi. Tần Cối y kế của Vương Thị là không phát thêm lương thảo cho Nhạc Phi viện cớ muốn nghị ḥa với Kim Quốc và ra lệnh cho Nhạc Phi thu quân từ Cao Sơn Lănh trở về Châu Tiên trấn nghỉ ngơi, rồi t́m cách hăm hại cha con Nhạc Phi.

 

Tần Cối một mặt tâu với vua sai sứ đi nghị ḥa với Kim Quốc, mặt khác giả chiếu chỉ của nhà vua triệu hồi Nhạc Phi về kinh nói là để phong thưởng. Khi đến nơi th́ bị tay sai của Tần Cối là Vạn Sĩ Hoa và La Vơ Tập bắt, gán cho các tội quân đang tiến tự tiện rút quân rồi án binh bất động, cắt xén quân lương, thả quân đi cướp giựt, quấy nhiễu dân chúng, rồi bị tống giam vào ngục, bị đánh đập hành hạ thật đau đớn khổ sở để buộc phải nhận tội.

 

Bọn tay sai của Tần Cối sợ sau khi Nhạc Phi chết, Nhạc Vân và Trương Hiến, con của Nguyên soái Trương Sở, đều là hai kiện tướng,  có sức mạnh vô địch, sẽ báo thù, cho nên giả vờ thương hại, dụ Nhạc Phi viết thư kêu hai người đó đến để lập tờ minh oan cho Nhạc Phi. Khi Nhạc Vân và Trương Hiến đến rồi cũng bị giam vào ngục.

 

Nhạc Phi, Nhạc Vân, Trương Hiến đều bị đem ra giết tại Phong Ba Đ́nh.

 

Chuyện Nhạc Phi với Tần Cối dài lắm, nói không hết, ở đây chỉ nêu lên một vài nét đại cương về hai nhân vật đó mà thôi. Trọng tâm của bài này là câu chuyện nhân quả của Nhạc Phi.

 

Theo truyền thuyết, tại núi Tây Nhạc Họa có ông Trần Đoàn tức Hi Di tiên sinh ở ẩn trong núi, dày công tu luyện trở nên một vị tiên đạo cao, đức dày. Tiên sinh soi thấy được nhiều kiếp.

 

Tiên sinh nói ở tiền kiếp, tại Tây Trúc, nơi chùa Lôi Âm, Phật Tổ đang ngự trên Cửu phẩm liên đài, có chư vị Đại Bồ Tát, La Hán, Yết đế và chư Hộ pháp thánh thần chầu chực để nghe Phật Tổ giảng diệu pháp chân kinh.

 

Khi đến đoạn hay, người ta có cảm giác mùi thơm tỏa khắp mọi nơi. Bất ngờ ở dưới liên đài có một vị tinh quân là sao Nữ Thổ Bức (con dơi cái) chẳng biết vô t́nh hay cố ư phát ra một tiếng trung tiện (người miền Nam gọi là “địt”, người miền Bắc gọi là “đánh rắm”) khá to. Phật Tổ rất từ bi, không để ư đến chuyện đó. Nhưng trên liên đài có một vị Hộ pháp là Đại Bàng Kim Sí Minh Vương (loài chim lớn) đang đứng chầu Phật Tổ, nổi giận, không tha thứ cho hành động vô lễ đó, nên bay xuống mổ Nữ Thổ Bức chết tươi, linh hồn của nó bay qua Đông Độ đầu thai làm con gái nhà họ Vương, sau nầy gả cho Tần Cối.

 

Do gây nhân ác, Đại bàng Kim Sí Minh phải bay qua Đông Độ đầu thai để trả cái oan trái đó.

 

Trên đường bay qua Đông Độ, Đại Bàng thấy có một con giao long tự xưng là Thiết Bối Cù Vương, là một loài yêu quái, thường dâng nước sông Hoàng Hà làm cho cư dân khốn đốn, Đại Bàng liền đáp xuống, mổ một cái thật mạnh trúng con mắt bên phải văng tṛng mắt ra, máu chảy đầm đ́a. Con Thiết Bối  đau đớn quá thét lên một tiếng, rồi lặng sâu dưới đáy sông. Binh tôm tướng cá cũng kinh hồn, không dám chống cự. Chỉ có một tên là Đoàn Ngư Tinh nhảy ra  chống cự, bị con Đại Bàng mổ một cái trúng ngay đỉnh đầu chết tức th́, sau đầu thai thành Vạn Sĩ Hoa, mưu hại Nhạc Phi trong ngục ở Phong Ba Đ́nh.

 

Đại Bàng đầu thai thành Nhạc Phi, c̣n Thiết Bối Cù Vương là tiền thân của Tần Cối.

 

Truyện Nhạc Phi viết ra đời Nhà Thanh, có nhiều hư cấu, nhưng cốt truyện dựa trên căn bản lịch sử thực tế xăy ra đời Nhà Tống. Truyện hàm chứa những giáo điều căn bản: Tam cang, ngũ thường trong Nho giáo và luân hồi nhân quả trong Phật giáo.

 

Nói về ngũ thường th́ Nhạc Phi có đầy đủ nhân, nghĩa, lễ, trí, tín mới thu phục được nhân tâm, thuyết phục được bọn thảo khấu qui hàng, kết tập được anh hùng hào kiệt để cùng nhau chung lưng đâu cật chống xâm lăng, bảo vệ đất nước.

 

C̣n tam cang là ba giềng mối : quân-thần cang (giềng mối vua – tôi), phụ-tử cang (giềng mối cha-con), phu - thê cang (giềng mối vợ - chồng). Nho giáo chủ trương:

 

                        Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung,

                        Phụ xử tử vong tử bất vong bất hiếu.

                        (Vua xử tôi chết, tôi không chết là không trung,

                        Cha xử con chết, con không chết là bất hiếu).

 

Nhạc Phi tuân hành mọi chỉ dụ của nhà vua, đang đại thắng, vua bảo ngưng đánh th́ ngưng ngay, vua triệu hồi th́ về ngay, mặc dầu biết có gian thần tâu rổi để ám hại, vua xử chết th́ chịu chết, không một hành động chống đối hay một lời oán than. Thậm chí sau khi chết rồi, anh em dưới trướng  muốn nổi loạn lên để chống lại triều đ́nh, Nhạc Phi c̣n hiện hồn về ngăn cản anh em, không cho làm loạn. Đó không phải là v́ chữ trung hay sao?

 

Khi đă biết có thánh chỉ xử tử h́nh, Nhạc Phi bảo Nhạc Vân, Trương Hiến cùng với ḿnh đưa tay chịu trói trước khi nghe đọc thánh chỉ, v́ Nhạc Phi sợ Nhạc Vân và Trương Hiến nổi loạn. Nhạc Phi nghe theo lời mẹ, bà đă khắc trên lưng Nhạc Phi  bốn chữ  “tận trung báo quốc”, c̣n Nhạc Vân tuân theo lệnh cha trói tay chịu chết. Đó không phải là v́ chữ hiếu hay sao?

 

Nho giáo dạy người ta thực hành chữ trung, chữ hiếu một cách cứng ngắt, như theo một công thức toán học. Ai đi lệch công thức nầy là bất hiếu bất trung. Trở lại thời kỳ Nhạc Phi sống, ḷng trung của Nhạc Phi đối với vua được mọi người coi trọng, như khuôn vàng thước ngọc. Ngày nay cái trung như vậy  có thể bị xem là mù quáng. Thuở xa xưa, có thiếu chi người trung với vua theo cách của Nhạc Phi, Tỷ Cang đă tỏ ḷng trung với Trụ Vương, mổ trái tim chín lổ của ḿnh để làm thuốc cho Đắc Kỷ  uống.  Thật ra Đắc Kỷ có bệnh hoạn ǵ, mục đích  của y thị là muốn giết một trung thần như Tỷ Cang thường hay can vua đừng đắm say tửu sắc.

 

C̣n nói về nhân quả, nếu nói theo thường t́nh có vay th́ có trả, Tần Cối và Vương Thị là chủ nợ th́ có quyền đ̣i Nhạc Phi trả nợ. Nhạc Phi cũng nên vui vẻ trả cho xong món nợ cũ. Điều đáng lưu ư là Đức Phật dạy có sáu cơi luân hồi: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, A tu la, người, trời. Trong truyện Nhạc Phi, toàn là những con vật đầu thai lên làm người để báo thù và trả oán, con dơi cái trở thành Vương Thị, con Thiết Bối Cù Vương thành Tần Cối, con Đoàn Ngư Tinh thành Vạn Sĩ Hoa, con Đại Bàng Kim Sí Minh trở thành Nhạc Phi. C̣n Nhạc Vân th́ kiếp trước đă gieo nhân ǵ mà kiếp nầy phải gánh cái quả như Nhạc Phi, kiếp trước “cha ăn mắm” cho nên kiếp này “con khát nước” hay là do một nguyên nhân nào đó mà hai cha con cộng nghiệp với nhau?

 

Những con vật đánh giết nhau thường là đơn thuần theo bản năng, chúng nó không có cân nhắc, tính toán. Con người thường v́ bon chen danh lợi và nhờ có trí khôn, biết sắp đặt kế hoạch, thậm chí dùng những thủ đoạn thâm độc, tráo trở, lừa đảo đối với đối phương…, mức độ báo oán càng khốc liệt hơn nữa, tiếp tục gây ra nhân quả triền miên, lấy oán báo oán, cho nên  oán oán chập chồng.

 

Nói theo thói thường, nếu ở đời con người toàn là những Nhạc Phi th́ ai cũng như nấy. Có Nhạc Phi cao thượng lại có Tần Cối nhỏ nhen th́ vai tṛ của Nhạc Phi mới nổi bật.

 

Nhưng hiểu theo Phật lư th́ thế gian là vô thường, như giấc mộng, như bọt nước, như sấm chớp, tranh danh đoạt lợi, dẫu hơn hay thua rồi cũng chẳng c̣n ǵ:

 

                        Nhất thiết hữu vi pháp,

                        Như mộng huyển bào ảnh.

Như lộ diệc như điện,

Ưng tác như thị quán.