Trang Chính    H́nh Ảnh    Bút Kư    Truyệnt Ngắn    Hộp Thư    Truyệnt Thật Ngắn    Thơ    Góp Nhặt    Sức khỏe và Gia Đ́nh   
Cùng Tác Giả   

 

 

Lương Thư Trung

Thư gởi bác sĩ Ngô Thế Vinh

 

Lấp Ṿ ngày 19 tháng 9 năm 2007

 

Thưa bác sĩ,

Đọc quyển sách mới của bác sĩ, “Mekong, Ḍng Sông Nghẽn; Mạch”, là người quê vùng Lấp Ṿ, xin có đôi ḍng bộc bạch cùng bác sĩ như một tiếng vọng lại từ một cư dân vùng quê được bác sĩ có dịp đi ngang qua và lưu tâm trong những trang sách “Cửu Long Cạn Ḍng, Biển Đông Dậy Sóng” và trong cuốn sách mới này .(1)

 

Trước nhứt, xin được nhắc qua một chút về địa danh Lấp Ṿ, là một quận của tỉnh Long Xuyên cũ , có 11 xă (2). Ông Trần Nguơn Vị, tục danh là Hạp, người vùng Lấp Ṿ (Long Xuyên), bát phẩm cựu trào, sau lên dần đến đốc phủ sứ, là một trong vài viên chức thời đàng cựu đă giúp cho viên tham biện J.B. Eliacin Luro soạn các tài liệu “Những bài giảng về cách cai trị thời đàng cựu”, đem dạy tại trường Hậu Bổ Sài G̣n vào năm 1895. Sau in thành sách “Cours d’Administration annamite, Sài G̣n, 1905 .(3) Trong tài liệu này có nhắc đến việc thành lập làng Tân B́nh của Lấp Ṿ theo bổn địa bộ Minh Mạng thứ 17, gọi thôn Tân B́nh, thuộc Tân Phú tổng, Đông Xuyên Huyện, Tân Thành phủ, tức vùng Lấp Ṿ, thuộc tỉnh An Giang .

 

Măi tới năm 1954, Lấp Ṿ vẫn c̣n thuộc Long Xuyên ; tới gần cuối thập niên 1950, Lấp Ṿ được sáp nhập vào Sa Đéc; sau đó vào đầu thập niên 1960, khi Sa Đéc bị sáp nhập vào tỉnh Vĩnh Long th́ Lấp Ṿ cũng cùng chung số phận với Sa Đéc và thuộc tỉnh Vĩnh Long . Nhưng khi tỉnh Sa Đéc được phục hồi thành tỉnh vào những năm trước 1975, Lấp Ṿ lại thuộc tỉnh Sa Đéc trở lại . Sau 1975, địa danh Lấp Ṿ lại thêm mấy bận thay tên nữa . Tháng 12 năm 1976, Lấp Ṿ lại sáp nhập với Lai Vung và có tên là huyện Thạnh Hưng; đến tháng 8 năm năm 1989, Thạnh Hưng lại bị tách ra thành hai huyện và có tên là Lai Vung và Thạnh Hưng; để rồi tới tháng 12 năm 1996, Thạnh Hưng lại đổi tên một lần nữa và mang lại tên cũ của ḿnh là Lấp Ṿ cho tới ngày nay …

 

Theo địa lư, Lấp Ṿ là một huyện nằm về phiá Nam của tỉnh Đồng Tháp, với diện tích 24.386 mẫu tây, chiếm 7.54% diện tích toàn tỉnh và với một dân số 178.989 người được phân bổ đều khắp tại một thị trấn và 13 xă . Về ranh giới, phía tây giáp với quận Chợ Mới tỉnh An Giang bằng con rạch nhỏ chạy từ chợ Lấp Ṿ lên tới Cái Tàu Thượng bên sông Tiền Giang; con rạch nhỏ này gọi là rạch Cái Tàu; các xă nằm theo lằn ranh với An Giang này gồm xă B́nh Thạnh Trung (tức xă Tân B́nh và Tân Thạnh cũ sáp nhập lại sau năm 1954), xă Hội An Đông và một phần xă Mỹ An Hưng A (tức xă Ṭng Sơn, chợ Cái Tàu Thượng cũ). Ngoài ra, theo con sông từ chợ Vàm Cống chạy vô tới chợ Lấp Ṿ, bên này sông với xă B́nh Thành là một lằn ranh nối dài giữa Lấp Ṿ và Chợ Mới của An Giang nữạ  Về phía Nam, Lấp Ṿ nằm cặp bờ sông Hậu Giang với 2 xă Định An, Định Yên như một bờ cơi chống đở với những gịng nước đổ tháng năm của con sông Hậu thênh thang một trời mây nước . Về phiá Đông Nam, giáp với huyện Lai Vung có các xă Vĩnh Thạnh, Long Hưng B; về phía Đông có các xă Long Hưng A, Tân Khánh Trung giáp với thị xă Sa Đéc . Riêng hướng Bắc, Lấp Ṿ nằm dọc theo bờ con sông Tiền Giang từ Cái Tàu Thượng thuộc xă Ṭng Sơn cũ (nay là xă Mỹ An Hưng A), dài xuống xă Mỹ An Hưng B,  xă Tân Mỹ và một phần xă Tân Khánh Trung quay mặt về sông Tiền giáp với thị xă Sa Đéc.

 

Thưa bác sĩ,

Bác sĩ có trách:” Tới Đồng Tháp Mười, khi qua huyện Lấp Ṿ nơi mà mấy năm trước đây ngư dân đă bắt được một “con cá đuối nước mặn” khổng lồ dài hơn 4 mét, ngang 2 mét và nặng tới 270 kg trên sông Tiền, đoạn giữa hai xă Tân Mỹ và Tân Khánh Trung (4), nhưng khi hỏi th́ không ai biết hay đúng hơn là chẳng c̣n ai nhớ. Cũng rất ít ai nhớ là chỉ cách đây hơn 30 năm thôi, nguồn tôm cá thiên nhiên đồng bằng sông Cửu Long c̣n phong phú là thế nào”(5)

 

Để hồi đáp lời trách hỏi này, thật ra, thưa bác sĩ, như vùng Lấp Ṿ với diện tích 24,386 hecta với 13 xă và một thị trấn, so với nhiều tỉnh huyện khác th́ Lấp Ṿ chưa phải là rộng lớn ǵ cho lắm . Nhưng, như bác sĩ biết, đời sống dân quê thường co lại trong từng làng quê, thôn xóm gần gũi với ḿnh và nhất là phải vật lộn với các vụ mùa để làm ra hột lúa, hột gạo đă là một phấn đấu mỗi ngày rồi, dân quê ít bận tâm tới con cá đuối ở khúc sông Tân Mỹ và Tân Khánh Trung cũng là cái lẽ thường trong đời sống thuần nông nghiệp. Theo bác sĩ, th́ đó là hiện tượng “nước mặn” vào sâu trong đất liền và sông Cửu Long sắp “cạn ḍng”, một mối đe dọa về môi sinh trước mắt; nhưng với nông dân th́ cái bồ lúa, cái lu gạo và nồi cơm mỗi ngày là cái nhu yếu luôn được xem chừng; không thể quên như quên “con cá đuối nước mặn” trên sông Tiền. Vả lại chuyện con cá đuối 270 kg là chuyện ngàn năm một thuở và ông Nguyễn Văn Chơn có lẽ là người kém may mắn nên mới bắt được con cá này. V́ theo ông bà xưa, những con cá lớn ở biển mà vào sông rạch là điềm chẳng lành như cá nược, cá heo mà lặn h́ hụp dưới bến sông là dân làng và ban tế tự đ́nh làng phải lo lập bàn hương án nơi đ́nh làng, lo làm bè cùng nhang đèn van vái Thánh thần cầu an cho bá tánh và tống tiễn nó đi ra khỏi khúc sông làng ḿnh, chứ hổng có ai cả gan mà dám bắt các loài cá lớn như vậy . Cho nên nhiều lúc dân quê ở đây không nhớ con cá đuối khổng lồ là v́ không dám nhớ hoặcc không muốn nhớ nữa !

 

Thứ đến, việc “cũng rất ít ai nhớ là chỉ cách nay hơn 30 năm thôi, nguồn tôm cá thiên nhiên đồng bằng sông Cửu Long c̣n phong phú là thế nào”, thật ra, bác sĩ không có dịp về làng quê, nhất là làng quê tôi vùng Tân B́nh cũ, người nhà quê luôn nhớ về những mùa cá tát đ́a tháng giêng, tháng 2, mùa cá ra sông tháng 10, tháng 11 âm lịch, hoặc mùa cá giăng câu, giăng lưới tháng 7, tháng 8, tháng 9 âm lịch khi cánh đồng như một biển nước bao lạ . Họ nhớ những mùa cá như nhớ cái tuổi thơ hồn nhiên của ḿnh và nhớ tha thiết lắm … Mới hôm tết Đinh Hợi, tôi có dịp sống gần họ và tôi mới thấy chúng tôi, những người dân quê vùng Lấp Ṿ, họ nhắc những mùa cá trong nỗi nhớ  dạt dào luyến tiếc . Chẳng những họ nhớ những mùa cá năm xưa mà họ c̣n biết nguyên nhân làm cho ngày nay cá hổng c̣n nhiều như trước là do lúa thần nông làm hai ba vụ, nên phải dùng thuốc trừ sâu, ngăn nước sông vô đồng và cách dùng điện để rà bắt cá. Các nguyên nhân ấy chính là đầu dây mối nhợ của nạn cá khan hiếm. Ngày nay ở Lấp Ṿ cùng các vùng khác, người ta đi chợ mua cá thường hay hỏi bạn hang cá nuôi hay cá đồng nhe bác sĩ. Điều đó cho thấy nghề nuôi cá ở quê tôi nay cũng đă thành nghề chuyên môn rồi. Điều đó cho thấy, dân quê biết nguồn cá sông, cá đồng hổng c̣n nhiều như cách nay 30 năm rồi. Thật ra, với con mắt nhà nghề, dân ruộng tụi tôi nh́n con cá là biết ngay cá nào là cá nuôi và cá nào là cá sông, cá đồng liền hà, nên mấy chị bạn hang cá khó mà gạt được dân ruộng !!!

 

Nói ǵ các con sông nhỏ, ngay như sông Hậu Giang, khúc sông thuộc xă Định An (Lấp Ṿ), có một đoạn sâu gọi là vịnh Ḥa Lạc, ở khúc vịnh này cá bông lau ưa vào đây nghỉ chân trên con đường từ Biển Hồ xuôi về hạ lưu này . Ngư phủ ở đây, những người chuyên sống về nghề thả lưới bắt cá bông lau, cũng khó mà bắt được những con cá lớn. Ngày xưa, ai muốn bủa lưới khúc sông nào tùy thích; nhưng ngày nay th́ bủa như vậy không có cá nữa, mà phải tập trung lại khúc vịnh Ḥa Lạc này và v́ qúa đông người nên phải sắp xếp theo thứ tự trước sau và có ngư dân may mắn dính lưới được một con cá chừng vài ba kư, nhưng phần đông có người trong ṿng mười ngày trời chưa dính một con cá bông lau nào ráo trọi . Điều đó cho thấy, cá trên sông lớn c̣n muốn hết th́ làm sao mà cá trên các cánh đồng, các sông rạch nhỏ mà c̣n nhiều như xưa được !!!

 

Thưa bác sĩ,

Nhơn nhắc đến địa danh Ḥa Lạc, tôi xin thưa cùng bác sĩ ở xă Định Yên và Định An này có cái nghề dệt chiếu trên trăm năm nay rồi. Ở đó có một phiên chợ bán chiếu rất lạ, nó lạ hơn các chợ nổi ở Long Điền, ở ngă bảy Phụng Hiệp nữa , mà dân ở đây gọi là “chợ ma”. Nguyên do gọi là “chợ ma” v́ chợ nhóm vào lúc một hoặc hai giờ sáng. Chợ không có nhà lồng chợ, không có sạp, không có quầy hàng . Hàng hóa mua bán trong các buổi chợ ma này chỉ có một mặt hàng duy nhứt, đó là chiếụ và chiếu. Từ chiếu trắng tới chiếu bông, từ chiếu vảy ốc tới chiếu bông con cờ; từ chiếu cổ tới chiếu Trà Niên, đủ loại, đủ hạng… Nhưng cái nét đặc biệt khác là chợ ma này không có kéo dài lâu quá hai tiếng đồng hồ. Người bán th́ đi, trong khi người mua th́ ngồi. Người bán vác chiếu lại kiếm các người mua đang ngồi để chào hàng. Và trong buổi chợ ma này nếu thấy chiếu nào để nằm, người ta sẽ biết ngay là chiếu đă bán được rồi và chỉ c̣n chờ tan buổi chợ là người mua sẽ vác xuống ghe chở đi bán lại các nơi khác. Ngoài ra, ngày trước trong các buổi chợ ma này, người mua và bán thường dùng đèn hột vịt làm cho cái khung cảnh lunh linh mờ ảo của buổi chợ ma thêm nét riêng ma cỏ của nó. Ngày nay dù có điện, có b́nh accuy nhưng cái nét độc đáo của các buổi chợ ma này vẫn không thay đổi mấy.

 

Tiện đây, xin nhắc qua cùng bác sĩ vài nét quan yếu về đời sống của dân quê Lấp Ṿ đa phần làm ruộng nhưng có vài làng lại sống với nghề riêng như hai xă Định An, Định Yên sống với nghề chầm nón lá và dệt chiếu; ngoài ra  các nghề đan lát, làm chổi lông gà, làm thớt, làm nôm, đan lưới tại các làng B́nh Thành, Vĩnh Thạnh, Long Hưng A, Long Hưng B cũng giúp công ăn việc làm cho cư dân ở đó cũng bộn.  Xă Tân Mỹ chuyên làm khô cá chạch, cá lóc xuất cảng. Xă tân Khánh Trung th́ trồng bông kiểng và cây ăn trái như cam, quit, táo, bưởi, xoài cát ...

 

Về dân trí và văn học, ngày xưa Lấp Ṿ có nhiều ông đồ già dạy học chữ Nho. Những bài kệ trên các văn bia cổ tháp đều do các bậc túc Nho trong các làng đích thân làm ra và tạc vào bia tháp nơi đ́nh chùa miếu miễu . Ở miệt Cái Tàu Thượng có các bậc danh nho như cụ Trần Hiễn Khánh , Bùi Văn Ḥa; ở làng Tân B́nh có các vị túc Nho như Trương Hà Thành, Nguyễn Ích Khiêm, Lương văn Khiêm, thầy Sáu Ninh, thầy Bảy Hiển, thầy Bảy Lạc . Di tích các bài thơ văn xướng họa giữa các bậc túc nho hiện giờ c̣n lưu lại khá nhiều nơi các đ́nh chùa và tại các gia đ́nh con cháu các bậc tiền bối ấy; riêng các cụ th́ đă qui tiên lâu rồi, nay chỉ c̣n thầy Bảy Lạc ở Tân B́nh sống ngoài 90 tuổi .

 

Xin dẫn ra đây một trong vô vàn những bài thơ trong làng giữa các bậc túc Nho cùng bác sĩ thưởng lăm; đó là bài xướng của thầy Nguyễn Ích Khiêm và bài họa của thầy Bảy Hiển làng Tân B́nh nhơn nghe đám giỗ mà bạn không mời :

 

“Tai nghe đám giỗ tại nhà thầy,

Muốn đến chung vui sợ nỗi rày.

Chưa thỉnh, nếu đi coi cũng ngặt,

Không mời, nên phải nín làm thinh.

Anh già lụm cụm mà quên đó,

Chị yếu lăng xăng chẳng nhớ đâỵ

Rượu thảo một ve xin gởi cúng,

Vật khinh t́nh trọng, tưởng ḷng này”

Nguyễn Ích Khiêm xướng

 

Bài họa của thầy Bảy Hiển:

“Rượu một ve kia cám nghĩa thầy,

Lễ xin dưng lại buộc đừng rầy .

Bởi đương cơn túng mà sơ sót,

Dẫu gặp ngày chay dám lăng khuây.

Lạt lẽo tạm dùng dưa với muối,

Mặn nồng chi bẳng đó cùng đây .

Kiền thành nguyện trước ông bà chứng,

Thiếu hụt xin thương cái phận này …”

 

Nhưng thưa bác sĩ, có lẽ sáu bài kệ bằng chữ Hán được khắc trên bảo tháp của ngài Yết Ma trụ tŕ chùa Tân Phước Tự, thuộc làng Tân B́nh, do thầy Trần Hiển Khánh làm khi ngài Yết Ma viên tịch, cách nay có hơn 50 năm, là một trong những di tích văn học giá trị của vùng quê tôi mà bất cứ nhà nghiên cứu về thơ văn miệt vườn nào muốn trong tài liệu nghiên cứu của ḿnh không thiếu sót và có một giá trị  trọn vẹn không thể không biết tới . Để không làm mất nhiều th́ giờ của bác sĩ, tôi xin phiên âm và ghi lại hai trong sáu bài kệ trên để bác sĩ thưởng lăm:

 

Bài thứ nhứt:

“Tảo ngộ luân hồi ấu xuất gia

Man man khổ hải thoát trùng ba

Thiên ban xảo kế hà trù hoạch

Nhứt cá chơn thành tự trát ma

Ngũ uẩn giai không ly hỏa trạch

Lục trần bất nhiểm tựu ngưu xa

Danh trường lợi tẩu vô tâm luyến

Lâm mạng chung thời thượng bửu ṭa

 

Bài thứ sáu:

“Thế gian tứ khổ kỷ nhơn tri

Đặc đạt phương năng hối ngộ chi

Lục độ ân cần vô thiểu giải

Tứ đề miễn lệ bất vun khuy

Kim cang bất hoại thiên thu tại

Bửu tháp trường tồn vạn cổ thùy

Viễn cận đàn na giai ngưỡng mộ

Bổn sư xuất thế dĩ tây qui .”

 

Thưa bác sĩ,

Nói về Lấp Ṿ, có lẽ nói hoài vẫn không dứt, nhưng tôi lại muốn theo chân bác sĩ về Long Xuyên, nơi mà bác sĩ kể lại trong sách . Tôi sanh ra ở Lấp Ṿ nhưng hồi nhỏ tản cư th́ tía má tôi đậu ghe dưới bến nhà thương Long Xuyên; rồi khi lớn lên ít tuổi tôi lại học ở Long Xuyên và trường đại học An Giang mà bác sĩ ghé thăm, cách nay hơn 50 năm, nơi đây là miếng ruộng của cô tôị . V́ phải ở trọ nhà bà cô để đi học, nên chúng tôi cũng thường giúp gia đ́nh cô tôi vào những ngày mùa cắt gặt trên miếng ruộng ấy . Xưa nơi này đất ruộng trũng vằ hoang vắng lắm . Ngay chỗ “ngă tư đèn bốn ngọn” dẫn vô trường đại học An Giang là chỗ mà ngày xưa cách nay hơn nửa thế kỷ có cái g̣ cao, người ta dựng một cái bảng quảng cáo kem đánh răng hiệu Hynos. Dưới chân tấm bảng đó là một trại ngủ giữ trâụ che bằng hai tấm cà rèm . Hằng đêm tôi ngủ ở đó coi chừng trâu cho bà cô tôi và tối tối tôi phải ṃ ra chỗ bồn cỏ “đèn bốn ngọn” để học bài . Cả một cái vùng sầm uất phố xá ngày nay ở khu này, th́ hồi đó là những hầm trâu nằm đầy đế sậy  và đĩa trâu lội sệt nước . Có thể nói những ḍng chữ mà tôi viết và bác sĩ đọc được trong lá thơ này là nó có từ những đêm tôi học bài dưới ánh đèn đường và ngủ giữ trâu trên cái g̣ có cái bảng quảng cáo kem đánh răng Hynos …

 

Thưa bác sĩ,

Các bậc thức giả, dường như ai có ghé qua Long Xuyên rồi đều muốn ghi lại. Ngày xưa có Phạm Quỳnh với “Một tháng ở Nam Kỳ” cũng nhắc Long Xuyên với 21 trang sách (6); Tản Đà th́ khen mắm Long Xuyên :”Long Xuyên chén mắm, Nghệ An chén cà”; Nguyễn Hiến Lê (7) chẳng những  đi đo đạc vùng này hồi mới ra trường mà về sau c̣n dạy học hai năm ở  trường Thoại Ngọc Hầu, và rồi nghĩ dạy học về Sài G̣n viết văn, làm nhà xuất bản nhưng thỉnh thoảng vẫn về lại Long Xuyên trong ngôi nhà trên đường Gia Long và những ngày tuổi già ông vẫn mê Long Xuyên như hồi mới đến hơn nửa thế kỷ trước. Và bác sĩ  cũng đă dành ra 10 trang sách để ghi lại một mái trường đại học ngay trong ḷng thị xă Long Xuyên (8), thiết tưởng tự những ḍng chữ đă nói lên được nỗi niềm của bác sĩ đối với học sinh, sinh viên và cư dân nơi vùng tỉnh nhỏ này của tôi rồi!

 

Nhơn dịp này, bác sĩ có gặp giáo sư Vơ Ṭng Xuân, Viện trưởng viện đại học An Giang, làm tôi nhớ có lần tôi cũng đă gặp giáo sư Vơ Ṭng Xuân nhưng hai cuộc gặp hoàn toàn khác nhau về nơi chốn và mục đích. Cuộc gặp của bác sĩ và giáo sư là cuộc gặp của hai nhà khoa học và giáo dục tên tuổi để trao đổi về các đề tài giáo dục, về lúa ma, lúa thần nông, về môi sinh ô nhiểm. V́ tài đồng tài, sức đồng sức nên trong gặp gỡ dễ nói chuyện hơn nhiều. Rriêng tôi, tôi lại là một người làm ruộng, c̣n giáo sư là bậc trí thức, khoa bảng, nên tôi gặp giáo sư Vơ Ṭng Xuân là chỉ để học và hỏi. Nhớ lần đó tôi có hỏi giáo sư về phương pháp trị nạn “ốc bươu vàng”. Nhờ cùng ngồi trong mâm cơm khách của một tiệc gia đ́nh nhà quê, nên cái không khí b́nh dân làm tôi dạn miệng mà hỏi giáo sư như vậỵ. Nhưng lần đó, giáo sư trả lời rất đơn giản nhưng không thoát khỏi phương cách cổ điển là chỉ bắt ốc bươu vàng bán cho mấy trại nuôi cá. Nếu chỉ có vậy, th́ chúng tôi đă áp dụng phương pháp này từ lâu lắm rồi. Dù sao, tôi cũng xin chân thành cảm ơn giáo sư đă cho tôi có được câu hỏi và câu trả lời rất rơ về nạn “ốc bươu vàng” trên các cánh đồng ruộng miền Nam này .

 

Thưa bác sĩ,

Lá thư khá dài, mà tôi vẫn c̣n thắc mắc một điều về sự khác nhau thế nào giữa ba giống “sếu” với “hạc” và “c̣”, mà trong dịp bác sĩ ghé qua các vườn chim ở bên Miên và Tràm Chim Tam Nông (Đồng Tháp) của Việt Nam.

 

Theo tự điển Anh Việt (9) “crane” là sếu, “flamingo” là hạc, “stork” là c̣. T́m hiểu thêm tôi được biết haïc coøn goïi laø Flamingo (10) thuoäc hoï Phoenicopteridae, teân latin laø Phoenicopterus. Tröôùc ñaây, chuùng ñöôïc t́m thaáy caû hai vuøng Taây vaø Ñoâng baùn caàu, nhöng moät soá khaùc ñöôïc t́m thaáy sau naøy goàm chung 6 loaïi maø hai loaïi trong soá naøy  laø Greater Flamingo vaø Lesser Flamingo coù maët ôû caùc vuøng cöïu luïc ṇ̃a vaø boán loaïi coøn laïi thuoäc veà vuøng taân theá giôùi, ñöôïc phaân chia nhö sau:

- Greater Flamingo (Phoenicopterus roseus) moät phaàn taäp trung ôû Chaâu Phi, mieàn nam AÂu Chaâu, Nam AÙ vaø Taây Nam AÙ Chaâu.

- Lesser Flamingo (Phoenicopterus minor) coù maët taïi Phi Chaâu vaø chaïy daøi tôùi mieàn Taây Baéc AÁn Ñoä.

- Chilean Flamingo (Phoenicopterus chilensis) ôû veà phía Nam cuûa Nam Myơ.

- James’s Flamingo (Phoenicopterus jamesi) thöôøng truù nguï vuøng cao cuûa Andes ôû Peru, Chile, Bolivia vaø Argentina.

- Andean Flamingo (Phoenicopterus andinus) cuơng ôû nhöơng vuøng gioáng James’s Flamingo thöôøng ôû.

- Caribean Flamingo (Phoenicopterus ruber) chieám lónh vuøng bieån Caribbean vaø haûi ñaûo Galapagos .

 

 Theo caùc nhaø nghieân cöùu veà chim muoâng, ngöôøi ta phaân loaïi seáu (crane) laøm thaønh 15 loaïi coù teân nhö sau:

- Common Crane, Grus grus, coøn ñöôïc bieát laø gioáng Eurasian Crane

- Sandhill Crane, Grus canadensis

- Whooping Crane, Grus americana

- Sarus Crane, Grus antigone

- Brolga, Grua rubicunda

- Siberian Crane, Grus leucogeranus

- White-naped Crane, Grus vipio

- Hooded Crane, Grus monacha

- Black-necked Crane, Grus nigricollis

- Red-crowned Crane, Grus japonensis

- Blue Crane, Anthropoides paradisea

- Demoiselle Crane, Anthropoides virgo

- Black Crowned Crane, Balearica pavonina

- Grey Crowned Crane, Balearica regulorum

- Wattled Crane, Bugeranus carunculatus.

 

 

Coøn “stork” laïi laø moät gioáng coø. Chaân cuûa chuùng raát cao, caùnh roäng, moû daøi vaø thaúng. Ñaây laø loaøi chim thuoäc hoï Ciconiidae vaø noù gioáng nhö loaøi dieäc. Loaøi stork naøy coù taát caû 19 loaïi vaø ñöôïc phaân chia thaønh 6 gioáng nhö sau:

Genus Mycteria

- Milky Stork (Mycteria cinerea)

- Yellow-billed Stork (Mycteria ibis)

- Painted Stork (Mycteria leucocephala)

- Wood Stork (Mycteria americana)

Genus Anastomus

- Asian Openbill Stork (Anastomus oscitans)

- African Openbill Stork (Anastomus lamelligerus)

Genus Ciconia

- Abdim’s Stork (Ciconia abdimii)

- Woolly-necked Stork (Ciconia episcopus)

- Storm’s Stork (Ciconia stormi)

- Maguari Stork (Ciconia maguari)

- Oriental White Stork (Ciconia boyciana)

- White Stork (Ciconia ciconia)

- Black Stork (Ciconia nigra)

Genus Ephippiorhynchus

- Black- necked Stork (Ephippiorhynchus asiaticus)

- Saddle-billed Stork (Ephippiorhynchus senegalensis)

Genus Jabiru

- Jabiru (Jabiru mycteria)

Gerus Leptoptilos

- Lesser Adjustant (Leptoptilos javanicus)

- Greater Adjustant (Leptoptilos dubius)

- Marabou Stork (Leptoptilos crumeniferus)

 

. Tôi thấy  nhà văn Duy Lam viết về “Tuổi hạc” cũng gọi “crane” là hạc, rồi thầy Huyền Diệu bên Népal trong cuốn “Khi hồng hạc bay về”(11) cũng gọi “crane” là hạc, rồi người ta cũng dịch cuốn “Thousand cranes” của Kawabata Yasunari, giải Nobel văn chương năm 1968, là “Ngàn cánh hạc” Điều ấy bác sĩ có thấy các cách gọi và dịch như vậy có thật chính xác và đúng tên gọi từng giống chim không ?

 

Thưa bác sĩ, phải chăng trong việc gọi tên các giống chim lớn của người Viêt ḿnh phần đông là người ta gọi theo thói quen cho nó êm tai hay là gọi tên theo các truyền thuyết về giống chim có từ ngàn xưa bên Trung Hoa, chẳng hạn gọi hạc là những giống chim nào cao lớn và đẹp với những vũ điệu đẹp như tiên chăng?

 

Để kết thúc lá thư này, tôi xin chân thành cảm ơn bác sĩ đă ghi lại cho người đọc những chuyến đi về vùng đồng bằng sông Cửu Long trong đó có Lấp Ṿ và Long Xuyên của tôi. Những trang sách của bác sĩ sẽ làm giàu thêm vốn hiểu biết của nhiều người nếu họ muốn biết về nhiều khía cạnh khác nhau trong vùng châu thổ do phù sa của con sông Cửu Long này bồi đấp nên trong đó có thiên nhiên và con người, những yếu tố làm nên “văn minh miệt vườn” nơi phần đất quê mùa này. Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn bác sĩ.

 

    Kính thư,

    Lương thư Trung

 

 

Phụ chú:

1/ “Mekong, ḍng sông nghẽn mạch” của Ng ô Thế Vinh, Văn Nghệ Mới xuất bản, California, Hoa Kỳ, 2007

2/ “Việt Nam Tự Điển” của Lê Văn Đức & Lê Ngọc Trụ, Khai Trí, Sài G̣n, năm 1970,

quyển 1, phần địa danh, trang 110.

3/ “Lịch sử kh ẩn hoang miền Nam” của Sơn Nam, Xuân Thu tái bản (Hoa Kỳ), trang 113

4/ “Cửu Long cạn ḍng, biển đông dậy sóng”, Văn  Nghệ tái bản lần thứ 1, California,

Hoa Kỳ, 2001, trang 343

5/ “Mekong, ḍng sông nghẽn mạch”,(s đd), trang 221

6/ “Hành tŕnh nhựt kư”(Một tháng ở Nam kỳ) của Phạm Quỳnh, An Tiêm xuất bản, Paris 1997, San Jose 2002, từ  trang 221 t ới trang 231.

7/ “Hồi k ư” của Nguy ễn Hiến Lê, Văn Nghệ, California, Hoa Kỳ, năm 1989, quyển 1, trang 174

8/ “Mekong, ḍng sông nghẽn mạch”(s đ d), trang  221 – 231

      9/  Theo các tài liệu :

  • Cuoán “The New Encyclopedia of American Birds cuûa David Alderton, nhaø xuaát baûn Hermes House, London, 2004.
  • Boä Wikipedia, the free encyclopedia treân lieân maïng.
  • Boä The New Encyclopaedia Britannica (30 quyeån), phaàn Micropaedia (Ready Reference and Index), cuoán III, IV, IX, baûn in taïi Hoa Kyø, taùi baûn laàn thöù 15, naêm 1976.
  • Cuoán Birds of the World cuûa Bryan Richard do nhaø xuaát baûn Barnes & Noble, New York, Hoa Kyø, naêm 2006.

10/ “Töø Ñieån Anh Vieät” cuûa Vieän Ngoân Ngöơ Hc do nhaø xuaát baûn Khoa Hoïc Xaơ Hoäi aán haønh, Haø Noäi, naêm 1991.

11/ “Khi hoàng haïc bay veà” cuûa Huyeàn Dieäu, nhaø xuaát baûn toång hôïp tp HCM, taùi baûn laàn thöù nhöùt, naêm 2005, trang 62.